Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc) là Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Đây là kinh đô thời nhà Hồ, với kiến trúc đá độc đáo hiếm có ở Đông Nam Á. Ảnh: Ron Emmons.
Suối cá thần Cẩm Lương hay suối Ngọc (huyện Cẩm Thủy) là một điểm đến hút khách khác ở Thanh Hóa. Suối chỉ dài khoảng 100 m, rộng 3-4 m, nhưng là nơi sinh sống của hàng nghìn con cá với đủ kích cỡ. Nước suối rất trong và sạch, không hề có mùi tanh. Du khách thường đến đây vào mùa xuân để cầu may. Ảnh: Hiếu Công/Zing.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm trên địa phận huyện Quan Hóa và huyện Bá Thước. Nơi này chinh phục du khách nhờ những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ, bản làng hồn hậu và đỉnh Pù Luông cao 1.700 m. Ảnh: TripAdvisor.
Tắm biển: Thanh Hóa nổi tiếng với bãi biển Sầm Sơn. Tuy nhiên, nếu có thời gian, bạn có thể cùng gia đình và bạn bè khám phá bãi biển Hải Tiến ở huyện Hoằng Hóa. Nơi đây vẫn còn giữ được khung cảnh hoang sơ, với bãi cát dài cạnh rừng dừa, rừng phi lao xanh mướt. Ảnh: Zing.
Thác Voi nằm trên địa bàn xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, có phong cảnh sơn thủy hữu tình. Đây là nơi lý tưởng để du khách thư giãn, cắm trại hay chụp ảnh. Ảnh: Bùi Đức Tuấn/Zing.
Đặc sản nổi tiếng nhất của Thanh Hóa có lẽ chính là món nem chua. Được làm từ thịt sống, bì lợn, trộn cùng các gia vị như tỏi, ớt,... để lên men, nem có vị chua dịu hấp dẫn, rất hợp để bạn thưởng thức hoặc mua về làm quà. Ảnh: VTV.
Món gỏi cá nhệch ở vùng Nga Sơn gồm cá nhệch tươi chấm với loại chẻo nhệch đặc biệt và các loại rau thơm, khế chua. Ảnh: VTV.
Tất nhiên, bạn không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức các món hải sản tươi ngon, hấp dẫn ở các vùng ven biển của Thanh Hóa. Ở những bãi biển đông du khách, bạn có thể đi chợ hoặc mua trực tiếp của ngư dân và nhờ chế biến. Ảnh: Legal Nomards.
Phóng to
Ngoài ra, Thanh Hóa còn có nhiều món bánh ăn chơi hấp dẫn, như bánh răng bừa, bánh cuốn, bánh gai Tứ Trụ, bánh khoái... Mỗi loại đều có vị ngon đặc trưng vùng khác khó lòng có được. Ảnh: VTV.
0 nhận xét: